越南专家:紧靠中国 我们偷着乐吧,还不能致富,就得自我反思了(越中双语互译)
发布时间: 2022-11-13 22:11
分享到:

应中共中央总书记、中华人民共和国主席习近平的邀请,越共中央总书记阮富仲将率领党和国家高级代表团于10月30日至11月2日对中国进行正式访问。

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) từ ngày 30/10 đến ngày 2/11/2022.


值总书记访华之际,越南《民智》报向读者带来了两党两国多方面合作历史分析和评价的系列文章;专家们对两党两国在上述目标中的愿景和战略合作发表了看法。

Nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Dân Việt xin giới thiệu với bạn đọc loạt bài đi sâu vào phân tích, đánh giá lịch sử hợp tác nhiều mặt của 2 Đảng và 2 Nhà nước; nhận định của các chuyên gia về tầm nhìn và hợp tác chiến lược của 2 Đảng, 2 nước trong mục tiêu nói trên.


中国+政策对越南有利

Chính sách Trung Quốc + đang có lợi cho Việt Nam


只是一个客户,排在越南前十大投资国之外,目前中国对越南的直接或间接投资已经显著增加。中国投资者已成为越南前十大投资合作伙伴的第七名,生产和深入参与越南企业的价值供应链。

Từ chỗ chỉ là bạn hàng, đứng ngoài top 10 các nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam, hiện nay dòng vốn đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Các nhà đầu tư Trung Quốc đã lọt vào 7/10 đối tác đầu tư lớn của Việt Nam, sản xuất và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng giá trị của doanh nghiệp Việt.


据海关总局统计,2021年中越贸易额达1658亿美元,同比增长24.6%,继续成为越南最大的贸易伙伴和第二大出口市场。

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan,  năm 2021 kim ngạch thương mại Việt Nam – Trung Quốc đạt 165,8 tỷ USD, tăng 24,6% so với năm trước, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam.


相反的,越南仍然是中国在东盟最大的贸易伙伴,也是中国仅次于美国、日本、韩国、德国和澳大利亚的世界第六大贸易伙伴。

Ngược lại, Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc trên thế giới sau các nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và Australia.


越南多类货物对华出口额达10亿美元以上。其中,最大的是电话和零部件。Nhiều nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên. Trong đó, lớn nhất là điện thoại và linh kiện.


值得注意的是,中国是越南农产品的消费市场,如:水产;蔬菜;腰果;咖啡;茶;大米;木薯和木薯制品;橡胶,橡胶制品...其中,蔬菜和橡胶两类商品,贸易金额超过10亿美元。

Đáng chú ý, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nhiều hàng nông sản của Việt Nam như: Thủy sản; rau quả; hạt điều; cà phê; chè; gạo; sắn và sản phẩm sắn; cao su, sản phẩm từ cao su… Trong đó, rau quả và cao su là 2 nhóm hàng đạt kim ngạch hơn 1 tỷ USD.


越南记者与学世界经济与政治研究院院长武大略学者、教授围绕中越两国的经济关系展开了访谈。

PV Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với học giả, GS.TS Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, xung quanh mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam - Trung Quốc.


记者:为什么中国会成为越南的主要贸易伙伴?

Vì sao Trung Quốc lại trở thành đối tác thương mại lớn của Việt Nam?


 武大略表示,全球化迫使各经济体增加依赖,从生产链、燃料到进出口环节相互联系。越南毗邻中国,世界工厂,为我们提供了利用现有原材料和配件为生产和出口服务的机会。

Theo ông Võ Đại Lược, toàn cầu hoá buộc các nền kinh tế gia tăng sự phụ thuộc, liên kết với nhau từ chuỗi sản xuất, nguyên nhiên liệu, đến xuất nhập khẩu. Việt Nam nằm kế bên Trung Quốc, công xưởng của thế giới, là cơ hội cho chúng ta tận dụng nguồn nguyên liệu, linh phụ kiện sẵn có và dồi dào phục vụ sản xuất, xuất khẩu


记者:教授,10年来,中越贸易关系日益发展,规模已达千亿美元。中国是越南的主要贸易伙伴,越南被视为中国走向东南亚的门户。您对两国经济合作有何看法?

Thưa GS, trong 10 năm qua, quan hệ thương mại Việt - Trung ngày càng phát triển, quy mô đã lên đến hơn trăm tỷ USD. Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam và Việt Nam được xem là cửa ngõ để Trung Quốc hướng đến Đông Nam Á. Ông có nhận định gì về sự hợp tác kinh tế này giữa hai nước?


武大略教授:中越贸易关系一向是很重要的,甚至是最重要的。越南自中国的进出口总额一直占越南进出口总额的四分之一至三分之一,表明中国是越南的第一大贸易伙伴。

- GS.TS Võ Đại Lược: Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn là quan trọng, thậm chí quan trọng nhất. Tổng lượng hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc luôn chiếm từ 1/4 -1/3 kim ngạch, cho thấy đây là đối tác thương mại số một, hàng đầu của Việt Nam.


然而,越南与中国的贸易仍然存在贸易逆差较大的问题。

Tuy nhiên, thương mại Việt Nam với Trung Quốc vẫn có vấn đề là Việt Nam nhập siêu lớn từ nước này. 


许多跨国公司,如三星,苹果在越南时,已经从中国进口各种配件到越南生产和组装,以利用廉价的工人价格。Nhiều tập đoàn xuyên quốc gia như Samsung, Apple khi có mặt tại Việt Nam đã nhập khẩu từ Trung Quốc nhiều loại linh phụ kiện vào Việt Nam để sản xuất, lắp ráp nhằm tận dụng giá nhân công rẻ.


这也是为什么越南正在成为许多外国公司以中国+1或中国+2政策进入的目的地,其目的是利用廉价劳动力,利用自由贸易协定(FTA)来组装和出口到世界

Đây cũng là lý do Việt Nam đang trở thành điểm đến của nhiều tập đoàn nước ngoài với chính sách Trung Quốc + 1 hoặc Trung Quốc + 2 nhằm tận dụng lao động giá rẻ, tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTAs)  để lắp ráp, xuất khẩu đi thế giới.


记者:在您看来,中国贸易逆差的性质是什么,我们应该对此感到担忧吗?Theo ông, đâu là bản chất của nhập siêu từ Trung Quốc, chúng ta có nên lo ngại về vấn đề này?


武大略博教授:我们需要留意和总结,以便有正确的视角和评估。如果我们以前从中国进口食物,蔬菜,食物,服装..,那我们现在多进口的是配件,机器,设备... 这些多数是用于生产、加工和出口到中国或者第三国。

GS.TS Võ Đại Lược: Chúng ta cần để ý và khái quát rõ để có cách nhìn và đánh giá đúng đắn. Nếu trước đây chúng ta nhập đồ ăn, rau quả, thực phẩm, đồ may mặc...  từ Trung Quốc, thì nay chúng ta nhập nhiều linh phụ kiện, máy móc, thiết bị… đa số để phục vụ cho sản xuất, gia công và xuất khẩu trở lại hoặc Trung Quốc hoặc nước thứ 3.


贸易逆差增加也令人担忧,但增加是因为我们进口许多组件是为了生产,销售和生产链塑造。我们多年来对华出口增长也有所加快,明显有上行。

Gia tăng nhập siêu cũng lo đấy, nhưng gia tăng do chúng ta nhập nhiều linh kiện thì là để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và do chuỗi sản xuất định hình như vậy. Chúng ta cũng đã tăng trưởng xuất khẩu cao hơn sang Trung Quốc qua các năm, rõ ràng có sự phát triển đi lên.


越南是跨国航空公司和集团中国+政策最稳定条件的国家之一。越南政治稳定,经济快速发展,劳动力充裕。这些被认为是越南的优势。

Việt Nam là một trong những nước có điều kiện ổn định nhất cho chính sách Trung Quốc + của các hãng, tập đoàn xuyên quốc gia. Việt Nam có chính trị ổn định, nền kinh tế phát triển nhanh và lao động dồi dào… Đây được xem là lợi thế cho Việt Nam.


许多人常说很开心,住在离世界工厂很近,什么都有了,我们应该感到快乐,也需要努力利用它来致富。不能致富是我们的错!

Nhiều người thường nói vui, sống gần với công xưởng của thế giới, cái gì cũng có, chúng ta nên cảm thấy vui hơn và cũng cố gắng tận dụng để làm giàu. Giàu không được là do lỗi của chúng ta!


领先的贸易伙伴,但还不是领先的投资伙伴

Đối tác thương mại hàng đầu, nhưng chưa phải đối tác đầu tư hàng đầu


记者:教授,中国是越南的主要贸易伙伴,但尚未成为越南的主要投资伙伴。这是一个难题,也是一个需要尽快解决的问题吗?

Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, nhưng vẫn chưa trở thành đối tác đầu tư hàng đầu. Đây là nỗi trăn trở và cũng là bài toán cần sớm có giải pháp, thưa ông?


武大略博士:现在的问题是竞争,中国投资者进入越南没有竞争就没有吸引力。之前来越的中国投资者部分是中国+1、中国+2等政策的外资商。

GS.TS Võ Đại Lược: Vấn đề hiện nay là cạnh tranh, các nhà đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam không có cạnh tranh thì không hấp dẫn. Các nhà đầu tư Trung Quốc sang Việt Nam thời gian qua một phần là vốn nước ngoài theo chính sách Trung Quốc + 1, Trung Quốc + 2…


中国公司进入越南比欧洲公司更具优势。然而,与世界主要经济体的地位和地位相比,中国对越南的投资显然非常有限。

Công ty Trung Quốc vào Việt Nam có lợi thế là hiểu Việt Nam hơn so với các công ty châu Âu. Tuy nhiên, nếu so với vị thế và tầm vóc của nền kinh tế hàng đầu thế giới, rõ ràng vốn đầu tư Trung Quốc vào Việt Nam rất khiêm tốn.


我曾经和一些中国学者讨论过中国对越南的作用和地位,也得出了结论。中越贸易关系发展良好,但中国尚未成为越南主要投资者,这是两国经济关系尚未取得成功。

Tôi đã từng cùng một số học giả của Trung Quốc bàn luận về việc vai trò và vị thế của Trung Quốc đối với Việt Nam và rút ra được những kết luận. Quan hệ thương mại Việt - Trung phát triển cực tốt, nhưng Trung Quốc chưa trở thành nhà đầu tư lớn vào Việt Nam được, đó là sự chưa thành công trong quan hệ kinh tế giữa hai nước.


我们看到中国在越南有很多项目,从水泥、钢铁等。但给人留下良好印象的项目数量并不多。在越南学者向中国学者提出的建议中,提高中国资本流动质量、提高科技质量、转让现代机械是建立两国信任的主要标准。

Chúng ta thấy Trung Quốc có nhiều dự án ở Việt Nam từ xi măng, sắt thép… nhưng số dự án để lại ấn tượng tốt đẹp chưa nhiều. Trong các kiến nghị của các học giả Việt Nam với giới học giả Trung Quốc, vấn đề nâng chất lượng dòng vốn Trung Quốc, nâng chất lượng khoa học công nghệ, chuyển giao máy móc hiện đại là tiêu chuẩn hàng đầu để tạo dựng niềm tin giữa hai nước.


记者:那么,如何疏通来自中国的大量资本流动越南?最近,许多中国企业和投资者通过购买股份和大型企业股票进入越南。这是否是中国商人和企业深入参与越南经济准备吗?

Như vậy, làm gì để khơi thông dòng vốn lớn từ Trung Quốc tại Việt Nam? Thời gian vừa qua, có nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư Trung Quốc vào VN bằng đường mua cổ phần, cổ phiếu doanh nghiệp rất lớn. Điều này phải chăng là sự chuẩn bị để tham gia sâu vào kinh tế Việt Nam của thương nhân, doanh nghiệp Trung Quốc?


武大略博士:我认为,外资投资在各个领域都有涟漪,但对于中国资本进入越南,往往受到最严苛的观察。因此,必须认真看待资金流动的质量和效率问题,以提高双方的合作水平。

GS.TS Võ Đại Lược: Tôi cho rằng, những vết gợn trong đầu tư vốn nước ngoài ở lĩnh vực nào cũng có, song đối với vốn Trung Quốc vào Việt Nam thường bị cái nhìn khắt khe nhất. Chính vì thế, cần nghiêm túc nhìn nhận vấn đề chất lượng, hiệu quả luồng vốn để nâng tầm hợp tác giữa hai bên.


但也要客观地看待,虽然中国本身拥有世界领先的科技,拥有巨大的资本,但中国还不是世界最大的资本投资者。对外投资经济的能力需要多年积累,需要经过一个过程,我们不能要求中国(目前)能够与日本、韩国或欧盟(在资本流动质量方面)相媲美。

Nhưng cũng phải khách quan nhìn nhận, mặc dù bản thân Trung Quốc có nền khoa học kỹ thuật hàng đầu thế giới, có lượng vốn rất lớn, nhưng nước này chưa phải là nhà đầu tư tư bản lớn của thế giới. Năng lực của một nền kinh tế đầu tư ra nước ngoài cần phải được tính luỹ nhiều năm và cần trải qua một quá trình, chúng ta không thể đòi hỏi Trung Quốc (vào thời điểm này) có thể sánh ngang với Nhật, Hàn hoặc EU (về chất lượng dòng vốn đầu tư) được.


此外,长期以来,一些涉及中国资本和技术的项目进入越南造成债务,质量差,效率低,引起了公众的反应。今后,当越南处于一个新的地位时,与中国技术、资金和项目效率方面的谈判与合作也应特别注意,才能激浊扬清,选出优质投资者。

Hơn nữa, lâu nay một số dự án có liên quan đến vốn, công nghệ của Trung Quốc vào Việt Nam gây nợ, chất lượng kém, hiệu quả thấp đã khiến dư luận phản ứng. Trong thời gian tới, khi Việt Nam ở một vị thế mới, việc đàm phán, hợp tác với Trung Quốc về công nghệ, vốn, hiệu quả dự án cũng cần đặc biệt lưu tâm để vừa "gạn đục", vừa "khơi trong" các nhà đầu tư có chất lượng.


中国本身修建的道路、桥梁、地铁的规模和质量均居世界前列。对于越南来说,我们现在处于一个新的位置,不需要传统的投资与合作项目,而是需要重大和战略性的项目。我们需要将自己放在第一位,要求投资者执行,满足我们的要求。我们既合作又要竞争,没有其他办法。

Bản thân Trung Quốc xây dựng đường sá, cầu cống, tàu điện ngầm đều quy mô và chất lượng hàng đầu thế giới. Với Việt Nam, chúng ta hiện nay ở một vị thế mới, không quá cần kíp các dự án đầu tư, hợp tác thông thường mà cần có những dự án lớn, chiến lược. Chúng ta cần đặt đầu bài, yêu cầu nhà đầu tư thực hiện, phục vụ thoả mãn các yêu cầu của chúng ta. Chúng ta vừa hợp tác vừa phải cạnh tranh, không còn cách nào khác được.


扫码关注微信

扫码关注微信